Ad Code

Responsive Advertisement

Khán hộ công tại Đài Loan thu nhập trên 17.000 Đài tệ

Xuất khẩu lao động Nhật Bản và xuất khẩu lao động Đài Loan hiện đang là hai thị trường chiếm thị phần lao động nước ngoài cao nhất. Chế độ đãi ngộ tốt, lương thưởng cao, nhiều việc làm thêm và chú trọng đến quyền lợi người lao động chính là những lý do khiến Nhật Bản, Đài Loan ngày càng hấp dẫn hơn đối với lao động Việt Nam.
Mới đây, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) vừa công bố một số điểm mới về mức lương tối thiểu của khán hộ công đi xuất khẩu lao động Đài Loan (Trung Quốc), đồng thời cung cấp thông tin về quy định mẫu hợp đồng và gia hạn hợp đồng lao động.

Thống nhất lương tối thiểu cho khán hộ công
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Công văn số 2176/LĐTBXH - QLLĐNN ngày 09/06/2015 của Bộ LĐ-TB&XH đã hướng dẫn về điều kiện hợp đồng đối với lao động khán hộ công gia đình, trong đó quy định mức lương tối thiểu là 17.500 Đài tệ/tháng.
Tuy nhiên, đại diện các nước đưa lao động vào Đài Loan đã thống nhất với phía Đài Loan về tiền lương tối thiểu của lao động giúp việc gia đình. Kể từ  tháng 9/2015, mức lương cho đối tượng này là 17.000 Đài tệ/tháng.
Trên cơ sở đó, Cục Quản lý lao động Ngoài nước đề nghị các doanh nghiệp đàm phán với đối tác mức tiền lương của lao động gia đình Việt Nam sang Đài Loan làm việc không thấp hơn 17.000 Đài tệ/tháng. tiền đài loan bằng bao nhiêu tiền Việt
Đối với lao động đã nhập cảnh Đài Loan trước ngày tháng 9/2015, chủ sử dụng và người lao động có thể thỏa thuận lại mức lương, nhưng chỉ được thỏa thuận mức cao hơn so với mức trong hợp đồng lao động đã ký trước đó.
Đối với lao động đã làm công việc khán hộ công gia đình tại Đài Loan hay còn gọi là giup viec gia dinh dai loan (có giấy tờ chứng minh đã được đào tạo nghiệp vụ khán hộ công cơ bản), doanh nghiệp căn cứ năng lực và kinh nghiệm thực tế của người lao động, có thể rút ngắn thời gian đào tạo nghiệp vụ chuyên môn của người lao động nhưng phải đảm bảo người lao động đảm nhiệm được công việc sau khi sang lại Đài Loan làm việc.

Thống nhất mẫu hợp đồng
Về mẫu Hợp đồng lao động dành cho lao động đi làm việc tại Đài Loan, Cục quản lý lao động Ngoài nước cũng công bố mẫu hợp đồng, nội dung mẫu Hợp đồng lao động ký kết giữa người lao động và chủ sử dụng Đài Loan.
Cụ thể: Hợp đồng lao động dành cho lao động Việt Nam làm việc trong các đơn vị sản xuất, công trường xây dựng, và các đơn vị dịch vụ xã hội Đài Loan; Hợp đồng lao động dành cho lao động Việt Nam làm việc trong các gia đình của Đài Loan; Hợp đồng lao động dành cho lao động thuyền viên Việt Nam làm việc trên các tàu cá gần bờ tại Đài Loan. Thông tin tham khảo tại website:

Khán hộ công tại Đài Loan thu nhập trên 17.000 Đài tệ


Gia hạn giấy phép
Với các doanh nghiệp đã được phía Đài Loan cấp phép đưa lao động sang Đài Loan trước ngày 15/7/2015 đang còn hiệu lực, việc gia hạn giấy phép được Cục Quản lý lao động quy định như sau.
Sau ngày 15/7/2015, khi làm thủ tục gia hạn giấy phép, hồ sơ đề nghị phía Đài Loan gia hạn giấy phép cần bổ sung Bản cam kết về việc tạm ứng chi trả chi phí liên quan của lao động bỏ hợp đồng trong trong trường hợp người lao động không chi trả được.
Bản cam kết phải được dịch sang tiếng Trung, công chứng tại các Phòng công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), sau đó xin xác thực tại Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam.
Đối tượng lao động bỏ hợp đồng mà doanh nghiệp tạm ứng các chi phí là những lao động do doanh nghiệp đưa sang Đài Loan làm việc kể từ ngày doanh nghiệp được phía Đài Loan đồng ý gia hạn giấy phép tại lần gia hạn giấy phép đầu tiên sau ngày 15/7/2015.
Hơn 15 nghìn lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động nước ngoài trong 2 tháng đầu năm 2016 hứa hẹn một năm Bính Thân đầy sôi động và phát triển với thị trường xuất khẩu lao động. Đài Loan chắc chắn vẫn sẽ là điểm hẹn được nhiều lao động Việt lựa chọn nhất, kế đó là Nhật Bản. Mọi thông tin chi tiết về các đơn hàng tuyển dụng cho các thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Algeria và các thị trường khác xin vui lòng liên hệ với Thăng Long OSC để được tư vấn.
Theo Dân Trí
Reactions

Post a Comment

0 Comments