Ad Code

Responsive Advertisement

Quảng Ngãi: Xuất khẩu lao động nhiều triển vọng

Xuất khẩu lao động Quảng Ngãi phát triển trong 3 năm qua, Quảng Ngãi có hơn 4.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, góp phần nhất định trong công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương. Năm nay, việc Hàn Quốc mở cửa trở lại đối với lao động Việt Nam và nhiều thị trường khác cũng có nhu cầu tuyển dụng lao động tăng cao, mở ra nhiều triển vọng mới


Theo đánh giá của ngành LĐ-TB&XH, năm 2014 được xem là năm nhiều kỳ vọng của lĩnh vực xuất khẩu lao động. Nhu cầu tuyển lao động tại Đài Loan, Nhật Bản ngày càng tăng. Cánh cửa thị trường Hàn Quốc đã mở lại sau một năm ngừng tiếp nhận lao động; thị trường Trung Đông có dấu hiệu phục hồi trở lại.




Lao động miền núi đang ôn tập để thi lấy chứng chỉ tiếng Hàn chuẩn bị xuất cảnh sang thị trường Hàn Quốc sau 2 năm bị gián đoạn.

Đặc biệt, với sự nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc hạn chế tình trạng lao động hết hạn hợp đồng bỏ trốn ra ngoài làm việc và cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đã tác động tích cực đến việc thay đổi quan điểm của Hàn Quốc đối với lao động Việt Nam. Do vậy, trong năm 2014, Chính phủ Hàn Quốc tạo điều kiện cho hơn 14.000 lao động Việt Nam có cơ hội đi làm việc tại nước này. Bên cạnh đó, thị trường Nhật Bản cũng đã mở rộng với số lượng lớn lao động, thị trường Malaysia cũng tăng lương 45%, là tín hiệu tốt cho xuất khẩu lao động trong những tháng đầu năm.

Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, từ đầu năm đến nay có gần 300 lao động đến đăng ký tham gia XKLĐ. Trong đó, riêng thị trường Hàn Quốc có 179 lao động đăng ký. Tại phiên giao dịch việc làm vừa qua, đã có 6 đơn vị, doanh nghiệp tham gia tuyển dụng xuất khẩu lao động sang các nước với số lượng 500 chỉ tiêu. Trong đó, các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc có mức thu nhập cao từ 30-35 triệu đồng/ tháng. Nhiều doanh nghiệp đã tăng cường tuyển dụng lao động và đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn, thu hút nhiều lao động trẻ. Trong tháng 1.2014, Quảng Ngãi đã có 56 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có 20 lao động Nhật Bản; 26 lao động đi làm việc tại Malaysia và 10 lao động đi Hàn Quốc. Hiện toàn tỉnh có 200 lao động đã hoàn thành chứng chỉ ngoại ngữ, định hướng nghề và chuẩn bị xuất cảnh.

Với nhiều kỳ vọng vào xuất khẩu lao động Hàn Quốc nên em Phạm Văn Sang, 25 tuổi ở xã Hành Nhân (Nghĩa Hành) đã đăng ký đi lao động tại thị trường này. “Em đang chuẩn bị học tiếng Hàn trong tháng tới. Hy vọng em sẽ được đi đợt này để có cơ hội tìm kiếm được việc làm, thu nhập ổn định giúp đỡ gia đình”, Sang mong muốn. Không giống như Sang, hiện 35 lao động các huyện miền núi, mặc dù đã học xong tiếng Hàn, nhưng đành lỗi hẹn trong hai năm qua, nay thị trường mở cửa, nhiều bạn trẻ đang háo hức ôn thi lấy chứng chỉ để thực hiện giấc mơ “đổi đời”.

Em Đinh Văn Ôn, ở xã Sơn Bao (Sơn Hà) đã hoàn thành khóa học trong năm 2011, nhưng chưa đi được, giờ em đang tích cực ôn thi lấy chứng chỉ tiếng Hàn để được xuất cảnh trong thời gian đến. “Em đang nỗ lực để lấy chứng chỉ sớm đi Hàn Quốc, nối gót anh, chị mình. Bố em mất sớm, gia cảnh rất khó khăn, may nhờ anh chị sang trước rồi động viên em tiếp tục theo anh chị qua bên đó. Chỉ có đi xuất khẩu lao động em mới có cơ hội tìm kiếm việc làm, có thu nhập cao để phụ giúp mẹ trang trải cuộc sống”, Đinh Văn Ôn chia sẻ.

Năm 2014, Quảng Ngãi đặt mục tiêu đưa 1.400 lao động đi làm việc tại các nước, trong đó chủ yếu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia. Ông Nguyễn Duy Nhân- Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh cho biết: Trong chỉ tiêu XKLĐ, chúng tôi tập trung cho việc đào tạo tiếng Hàn, tiếng Nhật để đáp ứng nhu cầu thị trường của 2 nước này. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp XKLĐ đã đặt vấn đề với Quảng Ngãi nên khả năng chỉ tiêu về XKLĐ chúng tôi sẽ đạt và vượt trong năm 2014.

Cũng theo ông Nhân, trong thời gian tới, Sở LĐ- TB&XH sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức các đợt tham vấn cho cán bộ phụ trách công tác XKLD từ huyện đến cơ sở và nhân dân, nhằm giải đáp những thắc mắc của người lao động về cơ chế, chính sách và thông tin về thị trường XKLD Mỹ các quy định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến người lao động đi làm việc ở nước ngoài để nhân dân biết.

Mặt khác, ngành cũng sẽ chủ động tìm kiếm, giới thiệu các doanh nghiệp làm tốt công tác xuat khau lao dong có uy tín để người lao động lựa chọn; công khai mức chi phí đi một số nước, vùng lãnh thổ để người dân biết. Trước mắt, khẩn trương hướng dẫn người lao động vượt qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn năm 2011 và 2012 làm hồ sơ dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc. Cần phát huy hơn nữa công tác xuất khẩu lao động trong những năm tới.


(theo báo Quảng Ngãi)
Reactions

Post a Comment

0 Comments