Ad Code

Responsive Advertisement

ĐBSCL: Tín hiệu vui từ xuất khẩu lao động

 Tín hiệu vui từ xuất khẩu lao động ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Đồng Tháp đã có trên 260 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ( xuất khẩu lao động ); trong đó nhiều nhất là thị trường Nhật Bản (139 người). Ngoài ra còn có các thị trường khác: Malaysia (56 người), Hàn quốc (14 người)... 

ĐBSCL: Tín hiệu vui từ xuất khẩu lao động

Với mức thu nhập khá cao (khoảng 35 triệu đồng/tháng), Nhật Bản là thị trường tỉnh Đồng Tháp ưu tiên đưa lao động sang làm việc. Hiện trên 600 lao động ở Đồng Tháp đang học giáo dục định hướng và ngoại ngữ; trong đó có 471 lao động cho thị trường Nhật Bản. Thời điểm trước đó (2 tháng đầu năm 2015), địa phương này có 105 người đi xuất khẩu lao động, tăng rất cao so với cùng kỳ năm 2014 (chỉ có 5 người đi). Tại Hậu Giang, đến thời điểm hiện tại có 19 người tham gia xuất khẩu lao động, đạt 38% kế hoạch năm và tăng 22% so cùng kỳ năm trước (2014 cũng là năm tỉnh Hậu Giang hoàn thành chỉ tiêu đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).

Tín hiệu vui về xuất khẩu lao động ở một số địa phương vùng ĐBSCL xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Ở Đồng Tháp, người lao động đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ 2 triệu đồng tiền học ngoại ngữ, giáo dục định hướng; hỗ trợ 50 - 100% chi phí khám sức khỏe tùy đối tượng; được vay tiền làm chi phí xuất cảnh theo hình thức tín chấp tại Ngân hàng Chính sách xã hội với mức tối đa từ 80 - 100% tùy đối tượng (Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan); riêng thị trường Malaysia và các thị trường khác đều được vay tối đa 100% chi phí xuất cảnh… Ngoài chính sách mới này, việc tuyên truyền, vận động người lao động tham gia xuất khẩu lao động cũng có thay đổi: Không làm đại trà, mà chọn đối tượng có nhiều khả năng đáp ứng được các yêu cầu của các thị trường có nhu cầu.

Thực tế cho thấy, tại các địa phương vùng ĐBSCL không phải có quá ít người quan tâm tới xuất khẩu lao động. Từ đầu năm tới nay, ở Hậu Giang có khoảng 1.130 người đến Trung tâm Giới thiệu việc làm (Sở LĐTBXH Hậu Giang) tìm hiểu thông tin về xuất khẩu lao động. Vấn đề là các ngành chức năng, các địa phương tuyên truyền, vận động ra sao để đủ “lực hấp dẫn” và có chính sách như thế nào để người muốn tham gia xuất khẩu lao động có đủ điều kiện để thực hiện mong muốn.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng, dù đã có những tín hiệu vui, song kết quả đưa người đi xuất khẩu lao động ở hầu hết các địa phương vùng ĐBSCL còn rất khiêm tốn. Chẳng hạn ở Hậu Giang, tuy có chuyển biến, nhưng con số vài chục người xuất khẩu lao động là quá ít! Vẫn rất cần có những giải pháp đột phá hơn nữa các địa phương vùng ĐBSCL mới có thể tạo chuyển biến thật sự trong hoạt động xuất khẩu lao động…


theo báo Lao Động
Reactions

Post a Comment

0 Comments