Ad Code

Responsive Advertisement

Cảnh giác với lời hứa hão đi xuất khẩu lao động

Cảnh giác với lời hứa hão đi xuất khẩu lao động, lại thêm 1 bài học nữa cho người lao động khi đứng trước những lời mời ngọt


Mong ước đi ra nước ngoài làm việc với hi vọng đổi đời nhưng đổi đời đâu chưa thấy, nhiều người lao động (NLĐ) đã đổ nợ khi “tiền mất tật mang”, bị lừa hàng chục triệu đồng, chưa kể do không có thông tin về đất nước sắp đến làm việc, NLĐ gặp phải bất đồng văn hóa, ngôn ngữ, luật pháp, bị đánh đập, quỵt lương… 

Bị lừa hàng ngàn USD vì không nắm được thủ tục Những ngày qua, hàng chục NLĐ đăng ký xuất khẩu lao động sang Nhật với Cty TNHH Tư vấn quản lý phát triển Việt Nhật Vinh Ron (quận Bình Tân, TPHCM) đã gửi đơn đi khắp nơi kêu cứu vì cho rằng mình đã bị Cty lừa từ 1.500-3.000USD, thu toàn bộ văn bằng, giấy tờ gốc, quá thời hạn như cam kết ban đầu nhưng Cty vẫn chưa đưa NLĐ đi Nhật. Nguyên nhân là do Cty này không có giấy phép XKLĐ.

Chị Phương (quê Tây Ninh) trình bày, chị được người môi giới tên Tuyến dẫn đến Cty Vinh Ron để XKLĐ sang Nhật. Chị được Cty tư vấn làm hồ sơ, nộp bằng tốt nghiệp THPT và yêu cầu đóng 8.500USD, với giải thích, Cty nhận 7.500 USD, còn 1.000USD của người môi giới. Sau đó, chị đã đóng 1.500USD, 6 triệu tiền học tiếng Nhật và nhận được giấy nhận tiền ghi rõ khoản tiền trên là phí tư vấn và giới thiệu việc làm tại Nhật Bản, chi phí đào tạo tiếng Nhật, chi phí làm visa và thủ tục nhập cảnh tại nước sở tại, chi phí làm hồ sơ.

Cty Vinh Ron cam kết, “sau thời gian học chương trình giáo dục tiếng Nhật và nghề (trong vòng 6 tháng), nếu NLĐ không có được visa nhập cảnh vào Nhật Bản như phía Cty đã phổ biến thì Cty sẽ hoàn lại số tiền trên”. Tuy nhiên, từ đó đến nay đã gần 1 năm nhưng Cty không hề có động tĩnh gì về việc đưa người lao động đi Nhật làm việc.

Cho rằng Cty lừa mình, người lao động tố cáo sự việc lên báo chí, cơ quan công an thì bà Nguyễn Thị Đoan Phương - người đại diện theo pháp luật của Cty Vinh Ron - đã cấm người lao động đến lớp học, buộc rời khỏi kí túc xá, trong khi tiền bạc, giấy tờ đã thu của người lao động thì không trả. “Số tiền mà tôi đóng cho Cty là tiền đi vay nóng, hoặc gia đình phải cầm cố tài sản đất ruộng mới có. Anh chị em ở đây đều từ các tỉnh Bến Tre, Tây Ninh, Củ Chi (TPHCM)…, hoàn cảnh ai cũng cơ cực, khó khăn, muốn đi Nhật làm việc để mong thoát cảnh nghèo nhưng bây giờ mang nợ thêm”, anh Danh - người đóng cho Công ty 2.500USD - cho biết.

Theo giám đốc 1 Cty chuyên xuất khẩu lao động sang Nhật, việc đưa người lao động sang Nhật làm việc đều có quy trình, người lao động nên chủ động tìm hiểu kỹ về các DN, thông tin có đầy đủ trên mạng, không nên thông qua “cò”, đặc biệt, Cty làm đúng trình tự không bao giờ yêu cầu người lao động nộp hàng ngàn USD khi chưa được DN bên Nhật tuyển dụng, chủ DN bên Nhật ký HĐ có nói rõ mức lương, nơi làm việc, công việc….

Cảnh giác với lời hứa hão đi xuất khẩu lao động


Đừng thấy không phải mất phí mà ham!
Đó là lời cảnh báo cho những nữ LĐ có ý định đi xuất khẩu lao động sang các nước Trung Đông, đặc biệt là Saudi Arabia. Bị nợ lương, đánh đập, bị sang tay, muốn về nước phải đền tiền… là hoàn cảnh mà nhiều nữ giúp việc gia đình làm việc ở Saudi Arabia đang phải gánh chịu.

Theo lãnh đạo một Cty xuất khẩu lao động , nguyên nhân mà thị trường Ả Rập Saudi hút nhiều LĐ, đặc biệt là LĐ nữ, vì thị trường này khá dễ tính trong việc tuyển người về độ tuổi, trình độ…, người lao động không phải bỏ ra chi phí mà chi phí này được phía chủ sử dụng LĐ ở Saudi Arabia bỏ ra nên khi muốn về nước thì phải… đền bù. Nhiều LĐ nữ không chịu nổi cảnh bị đánh đập, làm việc liên tục, muốn về nước thì phải nhờ gia đình vay nóng, cầm cố nhà cửa để được về nước, trong khi lương chỉ tầm 6-7 triệu đồng/tháng.

“Hơn nữa, trước khi sang Saudi Arabia, người giúp việc gia đình thường được cam kết làm việc 8 giờ/ngày, đảm bảo quyền nghỉ phép, nghỉ ốm, tăng lương ngoài giờ làm việc… tương tự Luật LĐ ở Việt Nam, nhưng ở Saudi Arabia, giúp việc gia đình là loại hình vẫn chưa được pháp luật điều chỉnh. Ngoài ra, LĐ nước ngoài sẽ không được phép rời khỏi Saudi Arabia nếu như không có sự đồng ý của chủ sử dụng LĐ”, vị giám đốc này cho biết.

Thực tế, giúp việc trong các gia đình đạo Hồi không đơn giản. Bởi, phong tục tập quán của đạo Hồi không giống với Châu Á, có rất nhiều quy định nghiêm ngặt, khắt khe, giờ giấc làm việc không có. Các gia đình hay tổ chức tiệc tùng và có cháu nhỏ, người giúp việc thường phải thức phục vụ, làm việc rất khuya…

“Nếu không biết trước đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán của Saudi Arabia, người lao động sẽ rất dễ bị chới với, đặc biệt là có cảm giác bị lừa vì trước khi đi, họ thường được môi giới là “việc nhẹ, lương cao, đi không mất phí”… Những lao động nữ giúp việc gia đình thường lớn tuổi, không biết ngoại ngữ nên càng dễ bị tổn thương hơn”, vị giám đốc này chia sẻ.

 nguồn: Báo Lao Động
Reactions

Post a Comment

0 Comments