Ad Code

Responsive Advertisement

Hướng dẫn làm hồ sơ lý lịch đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Chuẩn bị hồ sơ lý lịch là một khâu rất quan trọng trong tiến trình tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản, bất kể là bạn tham gia dưới hình thức tu nghiệp sinh hay thực tập sinh kỹ năng. Đừng xem nhẹ và làm chớp nhoáng cho xong nhé. Sự cẩu thả sẽ khiến bạn rất vất vả để hoàn thành hồ sơ lý lịch đúng chuẩn đấy.
 
Dưới đây là các giấy tờ mà học viên của Trung tâm Nhật ngữ Thăng Long cần chuẩn bị khi quyết định đăng ký tham gia làm việc tại Nhật Bản theo chương trình thực tập sinh kỹ năng. Lưu ý: các giấy tờ bắt buộc phải chính xác về thông tin, giữ gìn sạch đẹp, để phẳng, để trong túi hồ sơ (túi hồ sơ xin việc thông thường). Bìa túi ghi to, đậm, rõ các thông tin người làm hồ sơ, địa chỉ ghi rõ đến thôn, xóm, số nhà. Ghi rõ điện thoại cá nhân, điện thoại giao đình và số điện thoại người thân (người dễ liên lạc nhất khi cần thông tin)

Hướng dẫn làm hồ sơ lý lịch đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

1. Sơ yếu lý lịch
Số lượng yêu cầu : 2 bản
Yêu cầu người lao động ra hiệu sách, đại lý văn phòng phẩm mua 2 bộ hồ sơ, sau đó lấy lại 2 bản (trích ngang) màu xanh , kê khai toàn bộ thông tin cá nhân và gia đình. Khai đầy đủ: Quá trình thời gian học tập, công tác, thông tin Bố , Mẹ, Anh, Chị, Em ruột, ( Vợ, Chồng, Con đối với các TTS đã kết hôn).
Lưu ý: TTS phải khai đầy đủ, chi tiết các thông tin cá nhân và gia đình ( Bao gồm thông tin Bố, Mẹ, Vợ, Chồng, Con, Anh, Chị, Em ruột, Quá trình học tập, công tác) Phải ghi rõ từ tháng nào, năm nào, đến tháng nào năm nào, học ở đâu, làm ở đâu. Bản trích ngang phải được dán ảnh 4*6 và đóng dấu giáp lai vào ảnh.
Xin dấu xác nhận của UBND Phường Xã nơi người lao động cư trú.

2. Hộ Khẩu gia đình
Số lượng yêu cầu: 2 bản
Mang hộ khẩu gia đình (có tên  thực tập sinh trong hộ khẩu) đi photo thành 3 bản
Lưu ý: Phải photo 3 bản, vì lý do Bộ phận Hành chính một cửa tại UBND Xã, Phường thường giữ lại 01 bản để lưu, tất cả các trang của quyển Hộ khẩu phải được photo trên khổ giấy A4, tất cả được xòe ra 1 mặt và đóng dấu giáp lai).
Xin dấu xác nhận chứng thực sao y bản chính của UBND xã, phường nơi  thực tập sinh cư trú. 

3. Giấy khai sinh
Số lượng yêu cầu: 2 bản.
Giấy khai sinh (nếu là bản gốc)
Nếu bị mất giấy Khai sinh gốc thì  thực tập sinh phải đến UBND Xã, Phường gặp Cán bộ Tư pháp để xin cấp lại
Nếu Giấy khai sinh, CMND, Hộ khẩu, Bằng cấp và các loại giấy tờ liên quan không trùng tên, họ, thì phải có xác nhận bằng quyết định thay tên, thay đệm, thêm đệm, bớt đệm, đổi họ…của Sở Tư Pháp Tỉnh, Thành Phố.

4. Chứng minh nhân dân
Số lượng yêu cầu: 2 bản.
Nếu bị mất CMND thì  thực tập sinh phải đến Đội quản lý Hành chính và trật tự xã hội Công an Quận, hoặc CA Huyện nơi  thực tập sinh cư trú để xin cấp lại, để đảm bảo thuận tiện cho CB-TD và  thực tập sinh thì khi nhập học mang theo giấy hẹn trả CMND đi theo để chứng minh tính xác thực của sự việc).
Các lỗi hay mắc của  thực tập sinh khi photo CMND : Photo trên giấy khổ A5, thậm chí có  thực tập sinh còn photo như cái nhãn vở của học sinh tiểu học. Photo trên khổ A4 nhưng lại photo thành 2 mặt của một trang giấy. Các lỗi này thường hay mắc đối với TTS quê ở Quảng trị, Hà tĩnh, Nghệ an, Thanh hóa, Phú thọ, Thái nguyên… và một số địa phương có ít người tham gia chương trình thực tập sinh Nhật Bản

5. Bằng tôt nghiệp các loại
Số lượng yêu cầu: Mỗi loại bằng tốt nghiệp 2 bản.
Lưu ý: Bằng tốt nghiệp ở đây được hiểu là: Chứng chỉ nghề, bằng cấp 3, bằng trung cấp, bằng cao đẳng, bằng đại học. Có những đơn tuyển dụng chỉ yêu cầu bằng Cấp 2.Nếu  thực tập sinh đã có chứng chỉ tiếng Nhật và các loại chứng chỉ tay nghề do các tổ chức Nước ngoài cấp thì đây chính là lợi thế ưu tiên cho chính TTS đó. Không cần phải nộp các loại chứng chỉ như tiếng Anh, và các loại giấy tờ không liên quan gì đến chươnh trình  thực tập sinh Nhật bản).
Cụ thể như sau:
- TTS đã tôt nghiệp Đại học, thì chỉ cần nộp Bằng Cấp 3 và Bằng Đại học.
- TTS đã tốt nghiệp Cao đẳng, thì chỉ cần nộp Bằng cấp 3 và bằng Cao đẳng.
- TTS có chứng chỉ nghề thì nộp chứng chỉ nghề và bằng Cấp 3.
- TTS cấp 2 (do tiêu chí đơn hàng) thì nộp bằng Cấp 2.
- Nếu chưa lấy được Bằng chính thì nộp GIẤY CHỨNG NHẬN TÔT NGHIỆP TẠM THỜI, BẢNG ĐIỂM, nhưng đến khi đỗ đơn hàng thì bắt buộc phải nộp bằng chính (photo chứng thực).
- Ngoài ra  thực tập sinh nào có chứng chỉ tiếng Nhật và chứng chỉ nghề do các tổ chức Nước ngoài cấp thì nộp cùng theo hồ sơ.
- Nếu bằng cấp mà  thực tập sinh đi xin xác nhận sao y bản chính ở nơi khác không phải nơi TTS cư trú, trong trường hợp này, bắt buộc  thực tập sinh phải mang theo bằng gốc đi để đối chiếu.

6. Giấy Xác nhận Nhân sự
Số lượng yêu cầu: 01 (một bản)
Yêu cầu TTS đến UBND Xã, Phường nơi  thực tập sinh cư trú, gặp Trưởng hoặc Phó Công an Xã, Phường để xin. Giấy này phải được gián ảnh 4*6 vào góc trái của văn bản, đóng dấu giáp lai của Công an Xã, Phường.
(LƯU Ý: Do công tác hướng dẫn của hệ thống Pháp luật chưa được được thống nhất, nên một địa phương vẫn gọi là GIẤY XÁC NHẬN HẠNH KIỂM.Hoặc GIẤY XÁC NHẬN THÂN NHÂN. Tóm lại là tên gọi thì có thể khác nhau, nhưng cứ có dấu xác nhận của Cơ quan Công an Xã, Phường nơi  thực tập sinh cư trú, là được.)

7. Giấy Xác nhận Tình trạng Hôn nhân
Số lượng yêu cầu: 01 bản
Đối với TTS chưa đăng ký kết hôn yêu cầu  thực tập sinh đến UBND Xã, Phường nơi TTS cư trú, gặp Trưởng hoặc Phó Ban tư pháp Xã, Phường để xin.
(LƯU Ý: Do công tác hướng dẫn của hệ thống Pháp luật chưa được được thống nhất, hơn nữa một địa phương do cán bộ thực thi công vụ không hiểu loại giấy này nó thế nào. (Bởi vậy: Giấy Xác nhận tình trạng Hôn nhân Phòng Kiểm soát sẽ cung cấp mẫu chuẩn cho CB-TD để CB-TD cung cấp cho TTS và Cộng tác viên).Hoặc TTS tự tra cứu trên Google – Gõ vào ô tìm kiêm: Mẫu TP/HT-2010-XNHN.2 sau đó in ra, điền thông tin vào. Mang ra UBND Xã, Phường (nơi  thực tập sinh cư trú) để xin xác nhận.)
Đối với TTS đã đăng ký kết hôn Yêu cầu TTS mang đăng ký kết hôn của mình đi photo làm 2 bản.
Đối với trường hợp đã ly hôn, yêu cầu  thực tập sinh photo quyết định sử ly hôn của tòa án.
8. Ảnh Gia đình
Số lượng yêu cầu: 01 ảnh
Ảnh chụp chung các thành viên trong gia đình ( kích thước 12*20).
Lưu ý: Không nhất thiết phải có đầy đủ thành phần anh chị em,( vì nhiều gia đình gồm nhiều anh chị em đi làm ăn xa quê hoặc làm ở nước ngoài) quan trọng nhất là có mặt TTS cùng Bố ,Mẹ.
09. Hộ chiếu
Số lượng cần: 01 (một quyển)
Khi  thực tập sinh lên nhập học công ty khuyến khích các bạn nên làm hộ chiếu trước, trong trường hợp TTS chưa làm kịp thì :
Ngay sau khi  thực tập sinh được thông báo trúng tuyển chính thức (theo quy định thì  thực tập sinh được nghỉ từ 5 – 7 ngày để về nhà, trong khoảng thời gian nghỉ này yêu cầu  thực tập sinh đi làm hộ chiếu ngay, tất nhiên là không lấy ngay được hộ chiếu, nhưng khi lên Công ty để hoàn thiện thủ tục nhập học trúng tuyển phải trình được giấy hẹn trả hộ chiếu của cơ quan Công an.
Căn cứ vào giấy hẹn này, bộ phận Kiểm soát sẽ gửi danh sách xuống trung tâm đào tạo để TTĐT sắp xếp lịch hợp lý cho các em về lấy hộ chiếu để hoàn thiện hồ sơ Xuất cảnh
( Nơi làm hộ chiếu: Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố nơi  thực tập sinh cư trú) 


Gọi ngay hotline 0466866770 để được công ty xuất khẩu lao động Thăng Long tư vấn miễn phí!

Reactions

Post a Comment

0 Comments