Ad Code

Responsive Advertisement

Gỡ rào cản để đẩy mạnh hợp tác xuất khẩu lao động Nhật Bản

Nhật Bản là thị trường tiềm năng nhưng khó tính trong tuyển chọn lao động. Nhưng với tốc độ già hóa dân số và nhu cầu nhân lực “khổng lồ” như hiện nay, Nhật ngày càng tìm đủ cách để nới rộng các quy cách tiếp nhận lao động nước ngoài, đặc biệt là lao động Việt Nam. Cơ hội đi xuất khẩu lao động Nhật Bản giờ đây theo những nới lỏng về chính sách ngày càng tăng lên, hấp dẫn thêm nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng, thuận lợi. Vậy còn những rào cản gì cần tháo gỡ để thị trường trọng điểm này trở nên “dễ gần”, dễ tiệm cận hơn với đại bộ phận người lao động? Làm sao để những trường hợp đi Nhật làm việc tích lũy bạc tỷ rồi khởi nghiệp thành công khi trở lại Việt Nam được nhân rộng? Vấn đề này đã trở thành nội dung thảo luận quan trọng được đem ra mổ xẻ tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung với phái đoàn Nhật Bản do ông Ông Tsutomu Takebe, Cố vấn đặc biệt Liên minh nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Nhật diễn ra vừa qua tại Hà Nội. Tham dự còn có đại diện lãnh đạo các Cục, vụ, đơn vị chức năng thuộc Bộ. 


Gỡ rào cản để đẩy mạnh hợp tác xuất khẩu lao động Nhật Bản


Được biết, những năm qua Nhật Bản tiếp nhận lao động người nước ngoài qua 4 hình thức: Thực tập sinh kỹ năng, lao động xây dựng đóng tàu, lao động chất lượng cao (kỹ sư, phiên dịch và ứng viên điều dưỡng) và hộ lý theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nhật (VJEPA). Hiện nay, phần lớn lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động Nhật Bản đều làm việc theo hình thức thực tập sinh (TTS) kỹ năng qua các doanh nghiệp phái cử có giấy phép xuất khẩu lao động. Việc tiếp nhận TTS Việt Nam sang thực tập kỹ năng tại Nhật Bản được thực hiện theo Bản Ghi nhớ về hợp tác phái cử và tiếp nhận TTS sang Nhật Bản từ năm 1992. Cục quản lý lao động ngoài nước đã giới thiệu với Tổ chức hợp tác tu nghiệp quốc tế (JITCO) 230 doanh nghiệp phái cử đủ điều kiện để tham gia chương trình hợp tác phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản .
Nhật Bản là một trong các thị trường có điều kiện làm việc và thu nhập tốt và ổn định. Hiện tại, Nhật Bản đang tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài tới thực tập trong 74  nhóm ngành nghề với 133 loại hình công việc. Trung bình mỗi năm, Nhật Bản tiếp nhận khoảng trên 70 nghìn thực tập sinh nước ngoài, tập trung ở các ngành: cơ khí, gia công kim loại, dệt may, chế biến thực phẩm, nông nghiệp, xây dựng, thợ hàn, nhựa…
Trước năm 2016, trong 15 nước phái cử TTS sang Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng thứ 2 sau Trung Quốc về số lượng TTS được tiếp nhận vào Nhật Bản. Theo thống kê của Cục Quản lý nhập cảnh Nhật Bản về số thực tập sinh nhập cảnh hàng tháng, trong năm 2016 số lượng thực tập sinh Việt Nam đi xuất khẩu lao động Nhật đã vượt qua Trung Quốc. Đây là một kết quả rất tích cực thể hiện chương trình phái cử và tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản đã có sự phát triển vượt bậc trong thời gian gần đây.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá cao sự hợp tác hiệu quả giữa hai bên trong những năm gần đây. Đặc biệt cá nhân ông Takebe đã có nhiều hoạt động thúc đẩy việc tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản, đặc biệt là tiếp nhận thực tập sinh đến tỉnh Hokkaido quê hương ông Takebe. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: Đến nay Việt Nam đã phái cử trên 100 ngàn TTS sang thực tập tại Nhật Bản. Số lượng TTS Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản không ngừng tăng mạnh trong các năm gần đây… Có được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực của cả hai bên.
Trước đó, tại buổi làm việc với Bộ LĐ-TB&XH vào tháng 7/2015, ông Takebe đã giới thiệu về đề án đẩy mạnh tiếp nhận thực tập sinh nông nghiệp tại Hokkaido. Do với đặc điểm thời tiết khí hậu ở Hokkai có mùa đông kéo dài nên thời gian thực tập sinh có thể thực tập công việc của các ngành nghề nông lâm thủy sản bị giới hạn, việc bố trí công việc cho thực tập sinh nông nghiệp trong suốt 1 năm gặp khó khăn. Theo đề án của ông Takebe, thực tập sinh sẽ không chỉ thực tập trong lĩnh vực nông nghiệp mà có thể thực tập các công việc khác liên quan nên sẽ có việc làm quanh năm và nắm bắt được cả quy trình từ thu hoạch đến sản xuất, chế biến, đóng gói. Ngày 22/7/2016, Viện nghiên cứu Đông Á ký thỏa thuận với Trung ương hội nông dân Việt Nam trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp và phát triển nông thôn với nội dung hai bên sẽ trao đổi nhân lực giữa Việt Nam và Nhật Bản trong việc “Sản xuất thực phẩm, phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, xây dựng nông thôn”. 
Tại buổi làm việc ông Takebe và Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã trao đổi cởi mở những kết quả đạt được và mong muốn đẩy mạnh hợp tác một số lĩnh vực công việc mới trong hợp tác xuất khẩu lao động Nhật Bản. Hai bên cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế trong đào tạo cung ứng nguồn nhân lực như: đào tạo trình độ ngoại ngữ, lao động bỏ trốn, vi phạm pháp luật tại nơi làm việc… Về vấn đề này, hai bên hy vọng sắp tới chuyến thăm của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tới Nhật Bản sẽ tháo gỡ và hợp tác mạnh mẽ hơn.
Kết thúc buổi làm việc, hai bên hy vọng tiếp tục thực hiện các hoạt động giới thiệu, đẩy mạnh việc tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam đến thực tập ngành nông nghiệp tại Hokkaido cũng như các địa phương khác của Nhật Bản. Tiếp tục đề xuất với Chính phủ Nhật Bản tạo điều kiện cho thực tập sinh trong thời gian thực tập 3 năm được chuyển đổi công việc một cách phù hợp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản ở khu vực Hokkaido…
Bộ LĐ-TB&XH sẽ ủng hộ và hỗ trợ các hoạt động của Viện nghiên cứu TOA nhằm tăng số lượng thực tập sinh Việt Nam đến Nhật Bản, giới thiệu với các nghiệp đoàn tỉnh Hokkaido các công ty phái cử TTS Việt Nam có uy tín và hỗ trợ các nghiệp đoàn trong quá trình tiếp nhận, quản lý thực tập sinh Việt Nam theo Thỏa thuận. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: Trên cương vị cũng như uy tín của mình ông Takebe sẽ là cầu nối thúc đẩy việc hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cung ứng nguồn nhân lực của Việt Nam ngày phát triển bền vững.
Những nỗ lực gắn kết, đẩy mạnh hợp tác cung ứng nhân lực – việc làm của 2 bên Việt – Nhật đang tạo ra những cơ hội đi xuất khẩu lao động Nhật tốt hơn cho người lao động. Với 74 nhóm ngành nghề và 133 loại hình công việc, thị trường lao động Nhật Bản đang ngày càng khẳng định vị trí trọng điểm trong hoạt động xuất khẩu lao động của mình khi tiếp nhận trải rộng các đối tượng ở đủ các lĩnh vực nghề nghiệp và trình độ tay nghề, kinh nghiệm của lao động.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, phái cử thực tập sinh sang Nhật học tập, làm việc dưới sự cấp phép của Bộ LĐ, TB & XH, ThangLong OSC hiện là một trong những đơn vị tư vấn xklđ, du học uy tín, chất lượng nhất hiện nay. Hòa chung vào không khí sôi động của hoạt động xuất khẩu lao động Nhật trong những tháng cuối năm, công ty cũng đang triển khai những đơn hàng đi Nhật hấp dẫn với chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản rẻ và hỗ trợ lớn. Vui lòng liên hệ theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn miễn phí.

Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác quốc tế Thăng Long
Địa chỉ: số 6, tầng 8 tòa nhà Hội LHPN, đường Tôn Thất Thuyết , Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 0868.986.528 - 0981057683 - 0981 079 233 - 0981 079 362 – 0981052583
(Theo báo Dân sinh)
Reactions

Post a Comment

0 Comments