Ad Code

Responsive Advertisement

Đổi đời là khi nhanh nhạy “tóm” cơ hội xuất khẩu lao động nước ngoài hấp dẫn

Những câu chuyện “thoát nghèo bền vững” hay đổi đời của một cá nhân hay tập thể nhờ đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hay làm công xưởng tại Đài Loan, đầu tư đi giúp việc gia đình tại Macao,…không còn là xa lạ trên khắp các mặt báo hay trang thông tin xã hội. Tại sao xuất khẩu lao động lại là cụm từ “hot” đến thế nếu không phải bản thân hoạt động ấy đã đem lại những giá trị to lớn cả về vật chất và tinh thần, thay đổi toàn diện bộ mặt của nhiều làng quê Việt vốn ngàn đời giữ tư duy nhược tiểu, bần nông?


Không thể phủ nhận trong hiện tại, hoạt động xuất khẩu lao động nước ngoài đang được tất cả các địa phương trong cả nước xác định là chiến lược quan trọng và lâu dài cần được xúc tiến đầu tư phát triển để góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững cho người lao động. Tuy nhiên, nổi cộm lên vẫn là bài toán chưa giải được về chất lượng lao động Việt còn kém, chưa được cải thiện, thay đổi cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế nhằm tận dụng cơ hội rộng mở của hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài.


Thực trạng nhu cầu tuyển dụng xuất khẩu lao động ra sao? Còn vướng mắc, bất cập gì trong công tác đào tạo, định hướng và đưa người dân đi nước ngoài làm việc có thời hạn? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nhu cầu đi xuất khẩu lao động nước ngoài ngày càng lớn

Hiện nay, các thị trường như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Malaysia… đang có nhu cầu tuyển lao động Việt Nam rất lớn, điều này đã mở ra cơ hội cho người lao động Việt Nam có nhu cầu đi xuất khẩu lao động nước ngoài.


Ông Nguyễn Xuân Lanh, Trợ lý Giám đốc phụ trách Quản trị chiến lược và đối ngoại của một đơn vị chuyên tham gia tuyển dụng hàng ngàn lao động cho các đối tác Nhật bản, Đài Loan, Hàn Quốc, cho biết: “hiện nay các thị trường này đang có nhu cầu tuyển dụng với số lượng lớn lao động từ Việt Nam. Trong năm 2015, đơn vị đã đưa gần 1.000 kỹ sư và thực tập sinh sang Nhật làm việc. Năm 2016, số lượng lao động xuất khẩu là hơn 1.500 người và dự đoán những năm tới sẽ còn nhiều hơn thế”.


Ông Huỳnh Hồ Đại Nghĩa, Phó phòng Thị trường, Trung tâm xuất khẩu lao động cũng cho hay, trong quý 1 năm 2016, doanh nghiệp này đã đưa 7.110 lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Ngoài ra công ty còn đang thực hiện các chương trình thực tập kỹ năng tại Nhật theo hợp đồng từ 6 tháng, 1 năm, 3 năm đến tối đa là 5 năm cho hàng ngàn lao động đi xuất khẩu sang Nhật Bản.


Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh, từ năm 2011 đến nay, thành phố và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn đã đưa hơn 55.600 lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc, trong đó có 9,22% có trình độ trung cấp, 5,81% có trình độ cao đẳng và 6,22% có trình độ đại học, còn lại là lao động phổ thông. Lao động Việt Nam chủ yếu đi xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Nhật Bản có hơn 31.000 lao động, xuất khẩu lao động Đài Loan hơn 12.000 người, Malaysia gần 5.000 người, Hàn Quốc hơn 3.500 lao động… Các thị trường trên chủ yếu cần lao động có tay nghề cao trong các lĩnh vực may mặc, chế biến thực phẩm, lắp ráp điện tử, thuyền viên... Trong năm 2017, nhu cầu nhận lao động đi nước ngoài làm việc ở thị trường các nước khoảng 16.000 lao động.


Người lao động được đào tạo đi làm việc tại nước ngoài không chỉ có mức thu nhập cao, góp phần cải thiện cuộc sống mà còn tích lũy được vốn kiến thức về ngoại ngữ, tiếp cận một số công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại, thích nghi với tác phong làm việc chuyên nghiệp... sau khi trở về nước. Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, mức lương đi xuất khẩu lao động của người Việt ở các thị trường như Malaysia, Ả Rập, UAE... bình quân là 5 -12 triệu đồng/tháng/người; ở Nhật, Bồ Đào Nha, Đài Loan khoảng 13- 20 triệu đồng/tháng/người; Australia 60 triệu đồng/tháng/người.


Theo bà Nguyễn Thị Lý, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, Trong số 300 sinh viên được trường đào tạo để xuất khẩu lao động Nhật Bản sang tập đoàn Freesia, nhiều em do chăm chỉ làm việc, sau 3 năm trở về được một khoản thu nhập tương đương khoảng 850 triệu đồng.


Tương tự, ông Huỳnh Hồ Đại Nghĩa cũng cho hay: “Sau 3 năm làm việc, lao động trở về nước, với tay nghề giỏi, ngoại ngữ tốt, tác phong làm việc nghiêm túc, kiến thức mở mang nhờ vào quá trình làm việc ở một quốc gia phát triển bậc nhất, các em hoàn toàn có thể xin vào một doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hoặc có thể tự khởi nghiệp”.


Chú trọng đào tạo tay nghề, ngoại ngữ, kỹ năng… để nâng cao chất lượng lao động


Mặc dù người lao động đi làm việc tại nước ngoài cho thu nhập cao nhưng đối tác nhận lao động Việt Nam cũng yêu cầu người lao động phải có trình độ chuyên môn, tay nghề cao để đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động, nguồn lao động tuyển chọn đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, nên thực tế vẫn chưa đem lại giá trị xuất khẩu cao. Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố, số lao động làm việc giản đơn chiếm tỷ lệ 78%, có trình độ trung cấp nghề chiếm tỷ lệ 9,2%, trình độ cao đẳng và đại học chỉ chiếm khoảng 6%.


Đánh giá về chất lượng lực lượng lao động xuất khẩu, ông Trần Viết Phú, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ TP Hồ Chí Minh cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn lao động xuất khẩu dồi dào nhưng chủ yếu vẫn là xuất khẩu “thô”, cho giá trị không cao. Lực lượng lao động của nước ta vẫn trong tình trạng thiếu kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, yếu về tin học và ngoại ngữ, thiếu tinh thần và ý thức trách nhiệm trong công việc...


Trên địa bàn thành phố có khoảng 46 công ty và 23 chi nhánh có chức năng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tại nhiều trường cao đẳng nghề của thành phố trong những năm qua đều có các ký kết với Nhật Bản, Hàn Quốc để hàng năm đào tạo lao động có tay nghề sang làm việc trong vòng 3 năm. Tuy nhiên, số lượng này vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thực tế, đặc biệt là tay nghề và trình độ ngoại ngữ.


Vì vậy, theo Thạc sĩ Lê Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề thành phố, muốn xuất khẩu lao động trở thành một giải pháp cho việc phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, các trường cần phải chủ động xây dựng chương trình, bên cạnh khối lượng kiến thức khung, cần phải có những học phần đáp ứng đúng yêu cầu của doanh nghiệp. “Tại trường chúng tôi đang có hẳn một chương trình đào tạo những điều doanh nghiệp cần. Người lao động có kỹ năng giỏi, khi sang nước bạn sẽ không mất nhiều thời gian để học hỏi và thích nghi. Thời gian đó để dành làm việc và trang bị thêm những kiến thức, trải nghiệm mới từ một quốc gia phát triển. Khi trở về Việt Nam, họ sẽ trở thành nguồn lao động chất lượng cao cho đất nước”, ông Bình chia sẻ thêm.


Theo bà Nguyễn Thị Lý, để nâng cao chất lượng hoạt động xuất khẩu lao động nước ngoài, các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động cần liên kết chặt chẽ với cơ sở đào tạo nhằm tuyển dụng lao động đã qua đào tạo, lao động có kỹ thuật, kỷ luật và kỹ năng. Có như vậy thì mới đạt được yêu cầu của doanh nghiệp, đồng thời đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần giảm nghèo bền vững.


Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Phát triển thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho rằng, nâng cao chất lượng nguồn lực là vấn đề cấp thiết khi Việt Nam hội nhập quốc tế và là thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Muốn nâng cao chất lượng lao động phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu lao động, trước hết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải thay đổi tư duy trong việc liên kết, tổ chức đào tạo gắn kết với doanh nghiệp. Có như vậy, mới giảm tỉ lệ thất nghiệp, tiết kiệm chi phí xuất khẩu lao động, chi phí đào tạo và giúp nâng cao chất lượng lao động trước khi người lao động đi xuất khẩu.


Theo ông Nguyễn Văn Lâm, Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh: Công tác đào tạo nguồn lao động xuất khẩu được xem là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động. Do đó, việc nâng cao chất lượng lao động không chỉ thực hiện ở giai đoạn dạy nghề mà phải thực hiện ngay từ bậc học phổ thông để khi ra trường, lực lượng này đủ điều kiện, khả năng ngoại ngữ tham gia xuất khẩu lao động. Mặt khác, sau khi về nước, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý lao động với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tiếp tục phát huy kiến thức, tay nghề, trình độ của người lao động sau khi kết thúc hợp đồng về nước.


Thêm một vấn đề nữa để nâng cao chất lượng hoạt động xuất khẩu lao động, đó là cần chú ý đào tạo về kỷ luật, tác phong. Các nước nhận lao động đa phần là những nước công nghiệp phát triển nên có ý thức kỉ luật, trách nhiệm và tác phong làm việc rất cao. Chính vì vậy, muốn nâng cao chất lượng lao động trước khi đi làm việc nước ngoài, trước hết các đơn vị đào tạo cần chú ý đào tạo về ý thức kỉ luật, tác phong và trách nhiệm cho người lao động. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động không nên vì lợi nhuận hoặc cạnh tranh không lành mạnh với doanh nghiệp khác mà lược bỏ đi những bước cơ bản cần phải có trong chương trình đào tạo người lao động, đặc biệt về chuyên môn, ngoại ngữ. Đây là những kiến thức cơ bản giúp người lao động Việt Nam hòa nhập tốt khi học tập, làm việc tại nước bạn.

Những thông tin mới nhất về các đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật, đơn giúp việc Đài Loan, đơn làm công xưởng lương cao,… đều được cập nhật tại website thanglongosc.edu.vn. Để biết thêm chi tiết hoặc đăng ký tham gia thi tuyển











Reactions

Post a Comment

0 Comments