Ad Code

Responsive Advertisement

Làm sao để đưa hơn 200 nghìn cử nhân đi xuất khẩu lao động

Đề án mới nhất của Bộ LĐ  nhằm đưa 200.000 cử nhân thất nghiệp đi xuất khẩu lao động nước ngoài nhằm giải quyết vấn nạn việc làm đang nhức nhối trong nước đã vấp phải những ý kiến trái chiều và những nghi vấn về mức độ khả thi của đề án….
“Không thể gom cử nhân thành một mớ rồi rao bán. Giải pháp căn cơ phải đi từ giáo dục.”  TS Nguyễn Ngọc Hiếu - Đại học Việt Đức, TP.HCM đã nêu quan điểm trước đề án xuất khẩu cử nhân của Bộ LĐ-TB-XH.
Nút thắt là...
Bộ LĐ-TB-XH đang xây dựng đề án dự thảo Đề án xuất khẩu 200.000 cử nhân sang nước ngoài làm việc. Về đề xuất trên, TS Nguyễn Ngọc Hiếu - Trường Đại học Việt Đức (TP.HCM) cho rằng đó là một đề xuất nhưng không nên kỳ vọng quá nhiều.
Theo quan sát của vị chuyên gia, các thị trường xuất khẩu lao động Bộ LĐ-TB-XH đang nhắm đến như  xuất khẩu lao động Nhật Bản, Hàn Quốc, CHLB Đức, Slovakia... đang có xu hướng dư thừa lao động chất xám. Vì thế, thời gian gần đây Nhật cũng như Hàn Quốc đang đẩy mạnh các chiến lược phát triển kinh tế, nhất là với các nước đang phát triển tại khu vực Châu Á như xuất khẩu vốn, xuất khẩu công nghệ và qua đó xuất khẩu luôn lao động. 

 
Đối với những nước này, nhu cầu tuyển dụng lao động có chất xám không cao, thay vào đó, họ cần những lao động phổ thông, lao động kỹ thuật nặng nhọc, hoặc những lao động dịch vụ như ý tá, điều dưỡng, dịch vụ chăm sóc người già...
Do đó, chưa cần nói tới chất lượng đào tạo của Việt Nam vốn đã là một khoảng cách quá xa, không thể so sánh được thì xét về nhu cầu cũng đã là một khó khăn, thách thức rất lớn.
Nói thêm về vấn đề đào tạo, TS Nguyễn Ngọc Hiếu cho hay, nếu chỉ đánh giá bằng cảm quan thì rõ ràng 200.000 cử nhân đang thất nghiệp là con số rất lớn, song không phải cử nhân nào cũng là nhân tài, là tinh hoa sau đào tạo. 
Làm sao để đưa hơn 200 nghìn cử nhân đi xuất khẩu lao động
Để sàng lọc được những người có chất lượng tốt nhất nằm trong số 200.000 cử nhân đó có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường tuyển dụng nước ngoài lại là vấn đề khác.
Một điều rất dễ hiểu rằng, những người có năng lực, tay nghề thật sự giỏi, họ cũng sẽ là những người chủ động hơn, biết cách tìm kiếm, nắm bắt cơ hội tốt hơn. Với những người này, bản thân họ không tìm việc các doanh nghiệp cũng sẽ tìm tới họ.
Vì vậy, dựa trên suy luận của mình, vị chuyên gia cho rằng đặt kỳ vọng xây dựng một đề án là có thể giải quyết được việc làm cho 200.000 cử nhân dôi dư có chất lượng không cao hoặc đào tạo không phù hợp là một kỳ vọng không tưởng, khó có thể thực hiện được.
Vị chuyên gia tỏ ra hoài nghi với đề án của Bộ LĐ-TB-XH. "Tôi không biết, giải pháp xuất khẩu cử nhân có phải là một tín hiệu được phát đi nhằm tiếp tục cứu rỗi những trường đại học, cao đẳng đang đứng trên bờ vực sắp đóng cửa hay không"?, ông Hiếu đặt câu hỏi.
Để trả lời cho những băn khoăn trên, ông lấy ví dụ, một trường đại học một năm đào tạo khoảng 4.000 sinh viên, như vậy với con số 200.000 cử nhân được xuất khẩu sẽ có khoảng 50 trường đại học được nuôi tiếp. Ông cảnh báo, nếu đây mới là mục đích thật sự thì sẽ là mối lo ngại lớn hơn.
Bởi theo ông, vấn đề thực sự của lao động Việt Nam chính nằm ở khâu đào tạo, tuyển dụng. Đó là nút thắt từ nhiều năm vẫn chưa được tháo gỡ. 
 >> thông tin tuyển lao động đi nước ngoài
Bán rẻ chưa chắc thế giới đã mua
Nói cụ thể hơn ông cho biết, quá trình đào tạo của Việt Nam thời gian qua cũng đang được đánh giá là quá lệch chuẩn so với nhu cầu thế giới. Đầu tiên là lệch về chất lượng đào tạo.
Ông cho biết, ở các nước phương Tây, phương pháp đào tạo đối với các cử nhân hoặc tiến sĩ được thực hiện theo nhóm. Theo đó, các nhóm sinh viên hoặc nghiên cứu sinh sẽ có một môi trường rất thuận lợi vừa học vừa làm, vừa nghiên cứu vừa tạo ra ngay sản phẩm. Với phương pháp đào tạo như vậy, sinh viên, nghiên cứu sinh của họ đã được học bằng những trải nghiệm thực tế, bằng những thực hành cụ thể.
Tuy nhiên, ở Việt Nam phương pháp đào tạo còn nhiều thụ động, sinh viên vẫn học theo lý thuyết mà thiếu thực hành. Vì vậy mới nói, chất lượng đào tạo đã là một khoảng cách rất xa không thể so sánh được.
Cái lệch thứ hai vị tiến sĩ chỉ ra là về định hướng cung - cầu. Theo ông, tại các nước phương Tây lựa chọn đào tạo ngành nghề vẫn là dựa trên nhu cầu của thị trường, dựa trên những khảo sát, đánh giá việc làm mà thị trường đang cần để định hướng đào tạo.
Tuy nhiên, ở Việt Nam đào tạo vẫn đang chạy theo một phong trào chứ chưa theo một định hướng, không dựa trên một đánh giá cụ thể nào. Do đó, không ai dám khẳng định chắc chắn 200.000 cử nhân đang dư thừa hiện nay của Việt Nam thì nước ngoài sẽ cần. Chính vì phương pháp đào tạo ồ ạt, không theo chuẩn, không dựa trên nhu cầu của thị trường nên nhiều khi bán rẻ chưa chắc thế giới đã mua.
Ông Hiếu nói, tình trạng trên giống như hiện tượng đổ xô xây lò đứng, lò cao, làm nhà máy xi măng... từ cách đây khoảng 20 năm về trước. Sau một thời gian lò đứng, lò cao... không tồn tại được nữa thì lại xuất hiện một trào lưu mới là xây cảng biển, sân bay, tiếp đến là trào lưu thành lập ngân hàng, các tổ chức tín dụng và bây giờ người ta đang nhắc nhiều tới hiện tượng loạn BOT, các trạm thu phí, hay các trường đại học mọc lên như nấm sau mưa...
Theo ông Hiếu, đó là vấn đề rất nguy hiểm và trong tương lai việc đào tạo cần phải được rà soát, quy hoạch lại, thậm chí xóa bỏ nhiều trường đại học, cao đẳng không đảm bảo chất lượng.
"Các hiện tượng trên là một biểu hiện của căn bệnh chạy theo phong trào, chạy theo thành tích, không có quy hoạch cụ thể. Ai cũng nghĩ học đại học là cao giá và ai cũng muốn chạy theo bằng đại học để nâng giá trị của mình lên mà không cần biết nhu cầu thị trường thế nào? Họ có cần mình hay không?", TS Nguyễn Ngọc Hiếu nói.
(Theo báo Đất Việt)
Chất lượng giáo dục có khoảng cách xa so với các nước phát triển trên thế giới nên dù tốt nghiệp đại học, sau đại học trong nước, những cử nhân, thạc sĩ của Việt Nam chưa chắc đã có được thị trường quốc tế tiếp nhận bởi ái ngại chi phí bỏ ra để đào tạo, rèn giũa lại từ đâu và sức hấp dẫn của nguồn nhân lực chất lượng cao của nhiều quốc gia trên thế giới lấn át.
Mặc dù còn nhiều bất cập trong đề án đưa 200.000 cử nhân đi xuất khẩu lao động nước ngoài nhưng không thể phủ nhận đây là một phương án tốt để giải quyết tạm thời hiện trạng thất nghiệp ngày một gia tăng tại Việt Nam.
Nếu thị trường việc làm trong nước không cho bạn “chốn dung thân” để lo nổi cơm áo, gạo tiền, hãy hướng mình đi Nhật, đi Đài,…và các thị trường tiếp nhận lao động khác. Tìm hiểu các đơn hàng xuấtkhẩu lao động Nhật Bản, XKLĐ Đài Loan, Macao,… tốt nhất với chi phí rẻ nhất tại website của Thang Long OSC. Đặc biệt, hỗ trợ ngay từ 5 đến 10 triệu chi phí (áp dụng tùy từng thị trường) cho các bạn đăng ký tham gia trực tiếp tại công ty. 
Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác quốc tế Thăng Long
Địa chỉ: số 7, tầng 8 tòa nhà Hội LHPN, đường Tôn Thất Thuyết , Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 0868.986.528 - 0981057683 - 0981 079 362 – 0981052583


Reactions

Post a Comment

0 Comments