Ad Code

Responsive Advertisement

Mạnh tay xử lý tiêu cực, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động

Hội nghị nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động nước ngoài được tổ chức mới đây tại Hà Nội với những nội dung bất cập trong chính sách, đề án và các vấn nạn tiêu cực của hoạt động được xem là đem lại nguồn ngoại tệ lớn nhất này chính là vấn đề thời sự nóng hổi nhất hiện nay.

“Địa phương nào vòi vĩnh, gây khó dễ thì hãy gọi điện ngay cho tôi. Không thể để kiểu giấy phép con cản trở hoạt động xuất khẩu lao động…” - Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đồng ý và đề nghị: “Nếu Bộ LĐ-TB&XH thấy cần thiết cứ đề xuất, Chính phủ sẽ có ngay công văn gửi các địa phương để chấn chỉnh tình trạng này”.

>> xuat khau lao dong dubai. xkld singapore



Bắt cả người tuyển dụng lao động

Tại hội nghị nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động sáng 8-3, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định: hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ) vẫn còn nhiều khó khăn, yếu kém. Đặc biệt, nguồn lao động còn hạn chế về ngoại ngữ, tay nghề, kỷ luật. Tình trạng lạm thu phí vẫn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp (DN) XKLĐ khiến dư luận bức xúc...

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, năm 2016 lần đầu tiên hoạt động XKLĐ cán mốc đưa 126.000 người đi làm việc ở nước ngoài, nhưng “tiếng vang” về vượt kế hoạch 26% không lớn mà chỉ để lại những điều tiếng trong dư luận cả trong và ngoài nước. Đó là chất lượng nguồn lao động còn thấp, tỉ lệ lao động trốn ở lại nước ngoài khi hết hợp đồng còn cao; trong nước DN phản ảnh vẫn có quá nhiều “giấy phép con”...

Ông Nguyễn Văn Minh, chủ tịch HĐQT Công ty CP Dịch vụ XKLĐ và chuyên gia Thanh Hóa, giãi bày: “DN XKLĐ chúng tôi rất sợ khi phải về huyện để tìm nguồn, bị ngăn cản, không cho tiếp cận với các xã, với người lao động, dù chúng tôi tìm hiểu biết các xã người dân rất có nhu cầu đi XKLĐ. Chúng tôi có khi chờ 3 tháng vẫn không được huyện cho vào, vì như lãnh đạo huyện nói: phải chờ thường vụ huyện họp cho ý kiến...”.

Chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân cắt ngang: “Vậy ở đây là cái gì?”. Ông Minh đáp: “Chúng tôi ghi nhận bộ hay UBND tỉnh đã trải thảm đỏ mời chúng tôi, nhưng ở bên dưới, cấp huyện thì lại... rải đinh”. Thậm chí theo ông Minh, khi người của DN cố xuống tiếp cận dân thì có lần còn bị công an xã giữ đến tận hôm sau mới thả!

Nhiều DN cũng phản ảnh bị tình trạng tương tự. Ông Đàm Trung Bắc, tổng giám đốc Công ty CP Dịch vụ nhân lực toàn cầu (TP.HCM), cho biết chuyện làm khó như vậy là thường, dù có giấy giới thiệu của bộ, của tỉnh.

Sẽ rút giấy phép các Doanh nghiệp xuất khẩu lao động yếu kém

Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói ông ủng hộ việc chấn chỉnh hoạt động của các DN XKLĐ, rà soát chỉnh sửa những bất cập. Bên cạnh đó, ngành lao động cùng các DN “cần mở rộng thị trường, không chỉ mở các quốc gia mà ngay quốc gia đang có cũng cần mở rộng các phân khúc”.

Về “giấy phép con”, Phó thủ tướng cho rằng các DN cần phải xem lại mình, vì không hẳn DN nào cũng tốt, cũng uy tín. Vì DN không tốt nên dẫn đến “cò”, dẫn đến tiêu cực, dẫn đến việc địa phương thiếu tin tưởng. “Nếu cần, Bộ 
LĐ-TB&XH cứ đề xuất, Chính phủ sẽ có văn bản gửi các địa phương, phải chấn chỉnh ngay các vướng mắc trong hoạt động XKLĐ” - ông Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết từ nay đến năm 2020 và những năm tới, chủ trương XKLĐ là phải giữ được thị trường truyền thống, có thu nhập ổn định như Hàn Quốc, xuất khẩu lao động Nhật Bản, Đài Loan...

Thứ hai là mở thị trường mới và thứ ba là mở đối tượng. Tức ngoài lao động phổ thông, xây dựng đề án đưa những lao động có trình độ cao, có kỹ thuật ra nước ngoài làm việc.

Ông Đào Ngọc Dung cho biết sẽ có những quy định và điều kiện chặt chẽ hơn để chỉ những DN thực sự mạnh mới được tham gia hoạt động XKLĐ. Bộ sẽ kiên quyết xử lý các DN giao nhiệm vụ không đúng quy định, tuyển chọn lao động thông qua “cò”, môi giới, không tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho người lao động, thu phí vượt mức quy định, không bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động.

DN nào yếu kém, hoặc DN sau khi cấp phép 12 tháng mà vẫn chưa đưa được lao động đi, hoặc DN suốt 5 năm qua không đưa được lao động đi thì sẽ bị rút giấy phép.

(Theo Báo Tuổi Trẻ)
Xuất khẩu lao động Đài Loan, Nhật Bản,….hay đến các quốc gia phát triển khác đang là phương thức cứu cánh cho tình trạng thất nghiệp hàng loạt tại Việt Nam, chưa kể những lợi ích về nguồn ngoại tệ, cải thiện chất lượng lao động để phục vụ sau này cho đất nước,…đã khiến những vấn đề xoay quanh hoạt động này luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của Nhà nước và người lao động.

Tuy nhiên tỉ lệ thuận với sức phát triển vũ bão của hoạt động đưa người đi làm việc tại nước ngoài vẫn là chồng chất khó khăn trong khâu quản lý, kiểm soát chất lượng dịch vụ xuất khẩu lao động, cải đổi những bất cập trong chính sách của nhà nước và đào tạo nâng cao tay nghề cho người dân để mở rộng thị trường hơn….

Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp hoạt động XKLĐ chui với nhiều bát nháo, cạm bẫy như hiện nay, người lao động cần hết sức cẩn thận khi tìm công ty xuất khẩu lao động uy tín để gửi gắm nguyện vọng, tránh những rủi ro, bất cập xảy đến sau này.

Hãy để Thang Long OSC được đồng hành cùng bạn trên chặng đường tìm kiếm cơ hội việc làm và thành công từ xuất khẩu lao động. Hiện tại công ty đang triển khai hỗ trợ 10 triệu chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác quốc tế Thăng Long
Địa chỉ: số 7, tầng 8 tòa nhà Hội LHPN, đường Tôn Thất Thuyết , Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT:  0981057683  – 0981052583




Reactions

Post a Comment

0 Comments