Ad Code

Responsive Advertisement

Lý do lao động Việt được Nhật Bản tiếp nhận

Lý do lao động Việt Nam được Nhật Bản tiếp nhận liên tục mặc dù có rất nhiều người vi phạm pháp luật Nhật Bản

Như các bạn đã biết, thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản hiện đang tiếp nhận Thực tập sinh kỹ năng đến từ Việt nam làm việc theo hợp đồng 3-5 năm tùy ngành nghề. Năm 2015 vừa qua có thể nói là năm đỉnh điểm về phái cử lao động sang Nhật bản làm việc, Thị trường Nhật Bản 2015 đã tiếp nhận tới 27.010 lao động Việt nam, tăng 136.6% so với năm 2014. 

Có được kết quả này là do nhiều nguyên nhân trong đó có phí xuất cảnh và tiền ký quỹ của nhiều Công ty phái cử Việt nam đã giảm đáng kể, và Nhật bản gia tăng tuyển dụng lao động nước ngoài do cơ cấu dân số già, và chuyển dần sang tuyển lao động Việt nam thay vì Trung quốc. 

Thực tế thì lao động xuất khẩu đến từ Việt nam từ trước tới nay có rất nhiều "vấn đề" mà các kênh thông tin hay báo chí đã nêu rõ, Các công ty tiếp nhận Thực tập sinh kỹ năng Nhật bản cũng biết rõ và luôn đòi hỏi phía VN phải khắc phục, một vài nhược điểm cốt lõi về LĐ Việt nam có thể nêu ra là:
- Tính kỷ luật kém, hay tự phát, hay đòi hỏi, không thỏa mãn thì dễ phản ứng không tốt.
- Sinh hoạt, ăn uống chi tiêu, sử dụng thời gian rỗi rãi một cách thiếu khoa học, nên hay phát sinh vấn đề.
- Nắm bắt và tuân thủ pháp luật kém. Không hòa nhập với môi trường làm việc, không hiểu và làm theo phong tục tập quán ở địa phương. Hay vi phạm pháp luật, nhỏ là đi tàu xe không trả tiền, tự tiện lấy đồ hoặc vật phẩm thuộc về người khác dùng, lớn là trộm cắp.
- Dễ bị dụ dỗ và dễ dàng bỏ trốn khỏi xí nghiệp tiếp nhận.

Nguyên nhân của tình trạng này có thể đề cập đến nói chung như sau :
- Chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật bản cao nên người lao động luôn tìm mọi cách để tiết giảm chi phí, tìm thu nhập cao, có thêm tiền bù vào số tiền đã bỏ ra.
- Nền tảng văn hóa và kỹ năng lao động - kiến thức của lao động VN khá thấp ( so với mặt bằng tại Nhật bản ). Việc đào tạo nghề và kỹ năng làm việc tập thể ở VN cũng khá qua loa khi các tổ chức đào tạo nghề mới chỉ chú trọng vào lợi nhuận là chính chứ không quan tâm đến yêu cầu đòi hỏi của thị trường lao động.
- Việc giáo dục định hướng trước khi đi xuất khẩu lao động Nhật bản chưa đạt hiệu quả, do cả hai bên người lao động và tổ chức phái cử lao động VN.

 Lao động Việt nam cũng có điểm mạnh là khéo tay và tiếp thu nhanh công việc hơn lao động đến từ các nước khác, nhưng so với các hạn chế nêu trên thì các điểm lợi của lao động Việt nam chưa phải là ưu thế quyết định, tuy nhiên các Công ty tiếp nhận lao động xuất khẩu phía Nhật bản thời gian gần đây vẫn tiếp tục tuyển dụng lao động đến từ Việt nam, năm 2015 vừa rồi là năm đỉnh điểm của xuất khẩu lao động - thực tập sinh kỹ năng sang Nhật bản, nhu cầu tuyển dụng lớn đến mức nhiều Công ty VN không chuẩn bị đủ lao động để tham gia đơn hàng theo yêu cầu của phía Nhật bản, và nhiều Công ty phải chấp nhận giảm sâu các chi phí tuyển dụng để có được nguồn lao động phục vụ thi tuyển đơn hàng Thực tập sinh kỹ năng Nhật bản.

Một số lý do để phía Nhật bản tiếp tục tuyển lao động Việt nam có thể kể đến là :
- Thị trường lao động Trung quốc, Thực tập sinh đến từ Trung quốc bắt đầu khó tuyển dụng hơn. Hiện nay kinh tế Trung quốc đã phát triển với tỷ lệ tăng trưởng cao trong thời gian dài dẫn đến thu nhập của công nhân tại TQ cũng tăng cao, các nhà máy , công ty tại TQ cũng có nhu cầu tuyển dụng lao động cao hơn do vậy lao động TQ sẽ ít đi xuất khẩu lao động sang Nhật bản như trước đây ( theo diện TTS kỹ năng ). Số lượng lao động xuất khẩu đến từ Trung quốc hiện chiếm 42% ( khoảng trên 300 000 LĐ ), tiếp theo là Braxin với 13% ( 95000LĐ ), Philipines với 11% ( 80000LĐ ), LĐ Việt nam chiếm 5.7% với khoảng 40000 người.

- Do mâu thuẫn căng thẳng gần đây giữa hai quốc gia, lao động TQ không muốn đến Nhật bản, và ngược lại chủ sử dụng lao động Nhật bản cũng không mặn mà tuyển dụng lao động Trung quốc, muốn chuyển sang tuyển dụng lao động đến từ các quốc gia Đông nam Á và Nam mỹ khác. Nhưng nếu so sánh về thu nhập đầu người và mức sống, nhiều quốc gia trên đang ở thứ hạng cao hơn VN, đồng nghĩa với lao động làm việc trong nước có thu nhập tốt nên không có nhu cầu đi xuất khẩu lao động. Tức là điều kiện tuyển dụng của lao động Việt nam dễ dàng hơn các nước cũng đang phái cử TTS sang Nhật bản khác.

- Về quan hệ Việt - Nhật từ trước đến nay khá ổn định, Nhật bản tài trợ nhiều cho VN, hỗ trợ VN trên trường quốc tế, Việt nam ngược lại cũng luôn mong muốn phát triển quan hệ với Nhật bản và không nhắc lại quá khứ không tốt thời đế quốc Nhật trước đây.
- Lao động VN thường dễ dàng chấp nhận mức lương cơ bản thấp để được đi xuất khẩu lao động, và sẵn sàng làm việc tăng ca miễn là có thu nhập cao hơn.
- Lao động VN về văn hóa, ngoại hình có nhiều điểm tương đồng với người Nhật, khả năng tiếp thu công việc tốt. Nhiều doanh nghiệp Nhật có ý định đầu tư sản xuất tại VN và sử dụng lao động đã thực tập kỹ năng tại Nhật bản vào làm việc tại VN.
 Lý do lao động Việt được Nhật Bản tiếp nhận
- Cơ cấu dân số Nhật bản ngày càng nghiêng về người già không có khả năng lao động nhưng lại đòi hỏi phúc lợi và chăm sóc cao nên nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài không ngừng gia tăng. Lao động nước ngoài tại Nhật bản không ngừng gia tăng, từ 700 000 người năm 1996 đến 800 000 người năm 2014, con số này gần đây còn cao hơn nữa. Nhật bản cần tiếp nhận khoảng 600 000 người hàng năm và lên đến 10 triệu lao động nhập cư trong vòng 50 năm để bù vào sự suy giảm dân số. Nhìn từ các nước phái cử lao động sang Nhật như TQ, Braxin, Philippines, Lào, Campuchia, Myanmar, VN thì hiện nay khả dĩ tăng được số lượng LĐ chỉ có thị trường lao động Việt nam, khi mà lao động từ các nước còn lại đã có thu nhập tốt hoặc khó gia tăng số lượng tuyển dụng.

Thực tế hiện nay công tác tuyển dụng lao động đi làm việc tại Nhật bản cũng không dễ dàng. Cách đây nhiều năm khi mức chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản khá thấp - chỉ vài nghìn USD - trong khi giá USD thấp và giá yên Nhật cao, người lao động rất có lợi khi đi xuất khẩu lao động Nhật bản, tương quan khi đó lương người lao động trong nước cũng thấp. Nhưng từ cách đây vài năm, chi phí để được đi làm việc tại Nhật bản khá cao, có lao động phải bỏ ra trên 10000USD mới đi được Nhật, trong khi giá trị đồng Yên lại xuống thấp kỷ lục. Các thị trường xuất khẩu lao động khác như Đài Loan, DuBai - UAE, Algeria cũng nổi lên với chi phí xuất cảnh thấp và thời gian đi nhanh, cũng như mức lương khá tốt đã cạnh tranh và hút khá nhiều lao động VN đi làm việc tại các nước này. Mức lương tại VN của người lao động hiện cũng đang dần được cải thiện, VN đang là điểm đến của nhiều doanh nghiệp nước ngoài kể cả Nhật bản để đón đầu các hiệp định thương mại tự do như TPP, ASEAN, WTO và tận dụng giá thành nhân công rẻ tại VN. 

Trong năm 2014, để thu hút được lao động đi Nhật bản, nhiều công ty xuất khẩu lao động Nhật bản đã phải hạ phí đến tối đa thậm chí không còn lợi nhuận để giành giật thị trường và giữ chân đối tác tuyển dụng phía Nhật, cũng như phải tối ưu các chi phí khai thác phát triển thị trường, chi phí hoạt động để phù hợp bối cảnh mới. Nhiều công ty xuất khẩu lao động Nhật bản mở ra cũng đồng nghĩa với việc người lao động có nhiều lựa chọn rẻ hơn, tốt hơn để được tuyển dụng đi làm việc tại Nhật.
Cơ hội đang đến với lao động Việt nam, nhưng các bạn lao động cũng như các công ty phái cử cần hoàn thiện chính mình để có thể đón cơ hội mới này. Thời điểm này gía trị đồng yên có xu hướng tăng lên, chi phí xuất cảnh đang ngày càng giảm xuống do sự cạnh tranh của các công ty VN, và nếu người lao động tự hoàn thiện mình, thực hiện tốt hợp đồng lao động thì không những có cơ hội kéo dài hay gia hạn hợp đồng, mà tương lai còn có khả năng quay lại Nhật sau khi về nước giống như Hàn quốc, và tạo cơ hội cho các bạn lao động khác được tuyển chọn sang Nhật làm việc.
nguồn: Internet

Reactions

Post a Comment

0 Comments