Ad Code

Responsive Advertisement

Thị trường lao động Mỹ: Thu nhập cao nhưng khó xuất cảnh

Thị trường lao động Mỹ: Thu nhập cao nhưng khó xuất cảnh bởi vì đây là thị trường khó tính, rất khó xin visa đi xuất khẩu lao động mỹ
Để được sang Mỹ làm việc, không chỉ người lao động mà doanh nghiệp cũng như Chính phủ Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều trở ngại.
Vào những tháng đầu năm, việc xúc tiến đưa lao động ra nước ngoài làm việc luôn nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Ngoài những thị trường truyền thống quen thuộc và hấp dẫn như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản… thì thời gian gần đây người lao động đặc biệt chú ý đến việc đi xuất khẩu lao động sang Mỹ – quốc gia phát triển hàng đầu thế giới, nơi người lao động có thể kiếm ra hàng trăm triệu tiền Việt Nam mỗi tháng(?).
Tuy nhiên, để được sang Mỹ làm việc, không chỉ người lao động mà doanh nghiệp cũng như Chính phủ Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều trở ngại…


>> Điều kiện đi xuất khẩu lao động Mỹ là gì

Chưa doanh nghiệp nào có đơn hàng theo con đường chính thức
Thông tin đáng chú nhất từ thị trường Mỹ là mới đây sau khi hai công ty xuất khẩu lao động của Việt Nam đăng thông báo tuyển dụng sang Mỹ hái cam, cắt vỏ và làm thợ hàn với tiền lương 5000 USD/tháng thì ngay lập tức đã nhận được sự phản hồi tức thời từ chính phủ Mỹ.
Cụ thể Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc họp báo để phủ nhận những thông tin mà doanh nghiệp Việt Nam đưa ra. Tổng lãng sự Mỹ cho biết: hiện chính phủ Mỹ và Việt Nam chưa ký bất kỳ một thoả thuận nào về xuất khẩu lao động. Mỹ cũng không làm việc với tổ chức môi giới nào tại Việt Nam mà sẽ làm việc trực tiếp với từng người, từng hồ sơ.
Một thực tế khác là hiện nay không ít lao động đang trông chờ được đi Mỹ làm việc qua các công ty xuất khẩu lao động của Việt Nam. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, thực tế một số công ty có xúc tiến đưa lao động sang Mỹ nhưng phải qua công ty môi giới của một nước khác. Do chưa có một sự ký kết hay thoả thuận hợp tác lao động nào giữa hai nhà nước nên hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang phải tự khai thác và tìm kiếm hợp đồng lao động sang thị trường Mỹ. Vì vậy, họ chưa có tư cách pháp nhân để triển khai đưa lao động sang Mỹ làm việc theo con đường chính thống. Hầu hết các doanh nghiệp đều phải đi đường vòng thông qua các công ty môi giới Hồng Kông và một số nước khác.


Giám đốc một doanh nghiệp cho biết, thực chất làm qua công ty môi giới là cách làm thông thường của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và đã diễn ra suôn sẻ từ trước đến nay đối với một số thị trường truyền thống. Tuy nhiên, riêng đối với thị trường Mỹ và một số thị trường châu Âu khác thì rất khó thực hiện. Chính vì vậy, hiện các doanh nghiệp và người lao động đang trông chờ vào việc ký kết, thoả thuận hợp tác ở cấp nhà nước. Có như vậy các doanh nghiệp mới có được một hành lang hoạt động xúc tiến đưa lao động sang Mỹ làm việc một cách an toàn nhất.

Những rủi ro bất khả kháng

Có một thực tế là hiện không ít lao động chấp nhận mọi điều kiện để được sang Mỹ làm việc, kể cả phải trang trải chi phí đi lên đến hàng chục nghìn USD. Đơn giản họ nghĩ rằng, với mức lương 4000- 5000 USD/ tháng thì không bao lâu sau họ sẽ hoàn vốn và vẫn có được một khoản tiền lớn mang về.

Thực tế về mức lương và thu nhập ở Mỹ như thế nào, qua tìm hiểu chúng tôi được biết, lương cơ bản đối với hợp đồng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp là 7,5 – 10 USD/giờ. Đối với lao động phi nông nghiệp làm các công việc đơn giản trong nhà máy và dịch vụ thì mức lương có cao hơn một chút. Tính ra với 8 tiếng/ngày và 6 ngày/tuần làm việc theo luật pháp của họ thì lao động sẽ thu về được khoảng 2.000 USD/tháng.

Duy chỉ có lao động y tá và điều dưỡng viên ở mức cao nhất là từ 5.000 – 8.000 USD/tháng, nhưng loại hình lao động này chưa có doanh nghiệp nào tiếp cận được. Như vậy nếu tính cả tiền làm thêm thì lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp có thể kiếm được 3.000 – 4.000 USD/tháng.

Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp xuất khẩu lao động thì người lao động sau một năm làm việc trở về không thể có được trọn tất cả số tiền này. Lý do là bởi họ phải trang trải mọi chi phí ăn ở sinh hoạt. Mà chi phí ăn ở sinh hoạt ở Mỹ khá cao, ít nhất phải tiêu tốn gần 1000 USD mỗi tháng. Như vậy sau một năm làm việc tiền lương cơ bản của họ sau khi trừ chi phí ăn ở chỉ còn khoảng 10.000 USD. Trong khi đó để đi được Mỹ qua các cty xuất khẩu lao động hiện nay người lao động phải bỏ ra ít nhất 15.000 USD. Tính ra, lao động sẽ lỗ vốn đến 5000 USD!!! Bởi thông thường loại visa cho hợp đồng lao động này chỉ có thời hạn 10 tháng.

Một thông tin đáng chú ý khác cũng từ Cục Lãnh sự Mỹ tại TP. Hồ Chí Minh là chi phí làm hộ chiếu, xin visa của lao động nước ngoài nếu được phía Mỹ chấp nhận thì chỉ mất 100 USD/người.


Thị trường lao động Mỹ: Thu nhập cao nhưng khó xuất cảnh

Vậy vì sao chi phí đi của người lao động Việt Nam sang Mỹ thông qua các cty xuất khẩu lao động lại cao như vậy? Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Bộ Giao thông vận tải cho biết, nguyên nhân là bởi các công ty môi giới đòi phí rất cao. Giám đốc doanh nghiệp này cho biết, công ty ông đã từng có hợp đồng đưa lao động sang Mỹ nhưng phía môi giới yêu cầu trả phí môi giới lên đến 15.000 USD. Cty này đã từ chối hợp đồng bởi ngoài lý do lao động không đủ sức trang trải chi phí đi ban đầu mà còn vướng vào quy định. Quy định về phí môi giới mới nhất hiện nay đối với các thị trường Âu, Mỹ mới chỉ ban hành đối với thị trường Australia, còn thị trường Mỹ và Canada thì chưa. Do vậy doanh nghiệp chưa có một mức chuẩn nào để thực hiện. Và ngay cả thị trường Australia, mặc dù đã có khung phí môi giới là 5000 USD/người nhưng để thực hiện đúng theo quy định cũng rất khó khăn.


Theo doanh nghiệp này, mặc dù thị trường Mỹ chưa ban hành phí môi giới nhưng chắc chắn nếu ban hành mức phí cũng sẽ tương tự như thị trường Australia. Khi chưa quy định thì doanh nghiệp không có mức chuẩn nào để thực hiện. Còn nếu quy định khung phí như ở thị trường Australia thì chẳng khác nào chặn đứng việc đưa lao động đi của các doanh nghiệp. Và như vậy việc xúc tiến đưa lao động sang Mỹ xem ra vẫn chỉ là hy vọng mà thôi.


Ngoài việc đi lao động ở Mỹ ra các bạn có thể tham khảo một số thị trường khác nữa như Nhật Bản, Đài Loan hay Algeria.. đây cũng là những thị trường tốt, dễ đi hơn .
Reactions

Post a Comment

0 Comments